• Lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ, đảm bảo vệ sinh, cho trẻ uống đủ nước, bổ sung vitamin A và C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ tại nhà.

    19/10/2021
    Tuyên truyền với phụ huynh lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ, ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh ra cộng đồng, để giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Sau đây trường xin chia sẻ với các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng để đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các bậc phụ huynh cần trang bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học và đúng cách. I. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non 1. Thực phẩm tinh bột Nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu hàng ngày cho trẻ là cơm. Tuy nhiên ngoài cơm, bạn có thể bổ sung những thức ăn từ bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, mì ống…Để tránh tình trạng trẻ nhàm chán, biếng ăn, bạn có thể thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày của trẻ. 2. Thực phẩm giàu protein Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa hay các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho trẻ. Trẻ cần ăn một ngày 2 bữa đầy đủ đạm. 3. Thực phẩm chứa chất béo có lợi Chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp chất béo cần thiết cho quá trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Theo các chuyên gia, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo trong những năm đầu đời. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không thể nào thiếu dầu, thịt, bơ, sữa, phomai… 4. Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa là nguồn thực phẩm rất quen thuộc và dường như không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa giàu canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não của trẻ. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngoài ra váng sữa, phô mai, sữa chua cũng là những nguồn bổ sung vitamin D cực kỳ tốt cho bé. Tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng cung cấp vitamin D. Chúng ta cần xem rõ nhãn mác, nguồn gốc và thành phần của sản phẩm. 5. Hoa quả và rau xanh Trẻ nhỏ cần ăn nhiều rau, củ để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ Không phải trẻ nào cũng thích ăn rau, củ, quả. Tuy nhiên đây là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Hoa quả và rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả còn giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh. Ví dụ: vitamin C có trong cam, quýt, ổi giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh xa các bệnh cảm, cúm thông thường; vitamin A có trong cà rốt, cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt… 6. Đồ uống cho trẻ Theo các chuyên gia, ở độ tuổi mầm non trẻ có uống 6 ly nước mỗi ngày, để tránh tình trạng mất nước ở trẻ. Đối với các bé vận động nhiều có thể bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh tình trạng thiếu nước và lượng nước có thể có trong các loại canh trong bữa ăn và các loại nước ép trái cây.
  • Cùng bé yêu học tập và vui chơi tại nhà.

    11/10/2021
    Do tình hình dịch bệnh Covid -19 còn diễn biến phức tạp, trẻ chưa đến trường học trực tiếp, nên giáo viên khuyến khích phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, phụ huynh quan tâm theo dõi và hỗ trợ trẻ tại nhà, qua kênh truyền hình: + VTV1 thời gian lúc 20h05 và VTV7 vào các thời gian 9h00, 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. + Giáo viên xin giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ. + Phụ huynh vui lòng ôn số lượng từ 1 đến 5 cho bé thông qua địa chỉ nguồn video: https://www.youtube.com/watch?v=W-vksh2NnEg Xin cảm ơn phụ huynh học sinh!
  • Một số kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học

    12/05/2021
    PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MG PHƯỚC LÂM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phước Lâm, ngày 11 tháng 05 năm 2021 TUYÊN TRUYỀN BỆNH TRẺ TẠI GIA ĐÌNH * Nhằm tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non và giúp các bậc phụ huynh có những kiến cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho các cháu, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hiện tuyên truyền kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ hàng tháng trong năm học 2020 – 2021, kế hoạch tuyên truyền được thực hiện với nội dung cụ thể như sau: BÀI TUYÊN TRUYỀN: Một số kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học “Mọi trẻ em khi sinh ra đều là thiên tài. Thế nhưng trong những giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp nuôi dạy con sai lầm có thể giết chết cái chất thiên tài sẵn có trong các bé” – Albert Einstein. Đối với trẻ em, ba mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng và cũng là giáo viên mầm non tốt nhất. Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáo dục của ba mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ. Để giúp các bậc ba mẹ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng những phương pháp và quan niệm giáo dục đúng đắn kể trên, giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 1 đã dành thời gian tổng hợp nên Một số kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học dành cho ba mẹ trẻ với các chủ đề chính “ Nuôi dạy con tự bảo vệ mình”. I. Lỗi hồn nhiên của ba mẹ ẩn chứa hiểm họa gây hại cho con - Khoe ảnh con vô tội vạ, tự bắt bệnh cho con, bao bọc con quá mức, thậm chí dạy cho con tè đường… là những lỗi hồn nhiên nhiều ba mẹ thường mắc phải trong nuôi dạy con. Vì thiếu lưu tâm đến những điều này. Không biết rằng những lỗi hồn nhiên tưởng như vô hại này lại ẩn chứa những hiểm họa khôn lường. Ba mẹ nhiều khi đã vô tình có thể gây hại đến con mà không biết. - Để nuôi dạy con đúng cách ba mẹ nên tránh những lỗi trên nhé. II. Cách dạy sai, ba mẹ khiến con ngày càng nhút nhát - Nhiều bé học hành rất thông minh, khi ở nhà cùng ba mẹ thì nói năng trôi chảy và tiếp thu rất nhanh. Thậm chí còn hay vặn vẹo bố mẹ. Nhưng khi ra ngoài, hoặc có khách tới chơi nhà thì trở nên rụt rè, hay sợ, không hòa nhập cùng người khác được. - Cũng có trường hợp trẻ muốn chủ động làm một điều gì đó. Nhưng thay vì tập trung vào những điểm tích cực đã làm được, thì bé lại nhận được những lời bình luận không hài lòng. - Ví dụ như muốn tự rót nước mời mẹ nhưng cháu chưa đủ khéo để rót nước vào cốc mà không đổ ra ngoài. Nếu cha mẹ tâm lý thì sẽ khen con là “Con tôi đã lớn rồi, con đã biết rót nước mời mẹ rồi. Lần sau con đỡ tay phía dưới bình nước thì sẽ rót được khéo hơn không bị tràn ra ngoài con nhé”. - Nhưng có thể nhiều cha mẹ ngăn cản ngay bằng những câu như “Thôi để đấy! Lại đổ tràn ra ngoài rồi thấy chưa!…”. Những lời nói không hài lòng như vậy một mặt làm trẻ không biết phải làm thế nào cho đúng. Mặt khác làm cho trẻ học được cách để tránh bị phê bình là không làm gì cả, không tham gia gì cả. III. 10 điều quan trọng nhất cha mẹ cần dạy cho con biết - Để dạy trẻ đúng cách, cha mẹ nên dạy con rằng gia đình giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người và không bao giờ được xao lãng cho dù con đã đạt đến đỉnh cao của thành công. Cách tốt nhất cha mẹ nên là tấm gương để dạy con về tình yêu gia đình. - Dưới đây là những cách dạy trẻ ngoan sẽ giúp con phát triển tốt và gặt hái thành công. Nếu cha mẹ sớm biết cách bảo ban để con hiểu được. 1. Độc lập: Đối với mỗi người, điều quan trọng là phải sống và suy nghĩ độc lập. Độc lập mang lại sự tự tin, thành công cho bạn trong cuộc sống. Và đó cũng là kỹ năng sống cho trẻ mà bạn nên dạy cho con từ sớm. 2. Sức khỏe là trên hết: Trong khi hầu hết mọi thứ của cải trong cuộc sống chúng ta đều có thể làm ra. Thì sức khỏe không phải là thứ bạn có thể có lại được sau khi đã đánh mất nó. Quan tâm đến sức khỏe sớm nhất có thể là những gì cha mẹ nên dạy. Và để cho con cái học hỏi từ mình. 3. Cách dạy con biết tầm quan trọng của gia đình: Cha mẹ nên dạy con rằng gia đình giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người. Và không bao giờ được xao lãng cho dù con đã đạt đến đỉnh cao của thành công. Cách tốt nhất cha mẹ nên là tấm gương để dạy con về tình yêu gia đình. Đó là cách dạy con thông minh. 4. Dạy con sức mạnh của sự cho đi: Cha mẹ nên biết cách dạy con thấy sự kỳ diệu và sức mạnh của cho đi. Khi cho đi, con sẽ nhận lại được hạnh phúc. Một nụ cười chân thành là điều hiếm thấy. Và con sẽ thật sự hài lòng khi biết mình là nguyên nhân tạo ra nụ cười ấy. 5. Không bao giờ từ bỏ đam mê: Nụ cười đến từ niềm đam mê. Nó thậm chí có thể là những điều rất đơn giản như khi mẹ nấu nướng, mặc váy cho con, đưa con đến công viên hoặc trường học. Niềm đam mê chính là nhiên liệu cho cuộc sống. Khi bạn đánh mất niềm đam mê, bạn sẽ mất đi niềm hy vọng. Hãy dạy con về điều đó. 6. Giúp đỡ người khác: Đây là điều quan trọng trong bài tuyên truyền dành cho ba mẹ trẻ của cha mẹ. Cha mẹ nên ở cạnh con để giúp đỡ khi con cần. Cha mẹ đơn giản chỉ cần cảm nhận được nhu cầu của con ngay cả khi con không nói một từ. Làm như vậy, cha mẹ đã dạy con hãy đưa tay ra giúp đỡ mỗi khi nghĩ rằng ai đó cần. 7. Cuộc sống là để học hỏi: Cha mẹ luôn cho con cái thấy cuộc sống là một quá trình học hỏi. Hãy gieo niềm tin cho con bạn rằng không có gì là không thể làm hoặc học hỏi và hãy nỗ lực để chứng minh cho bản thân và cho người khác thấy con có thể. Đó là cách dạy con tuyệt vời. 8. Tránh xa sự tức giận và hận thù: Tức giận và hận thù là điều cần tránh khi nuôi dạy con. Cha mẹ nên dạy con tránh xa nỗi tức giận và hận thù. Hãy nhắc lại nhiều lần với con rằng tức giận và hận thù là hai kẻ thù của cuộc sống. Chúng có thể khiến con lạc lối trên con đường phía trước. 9. Định nghĩa về cái đẹp: Nuôi dạy con không chỉ là chăm sóc, mà phải dạy con về cái đẹp. Cha mẹ bạn luôn coi bạn là người đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Khi bạn lớn lên, bạn bắt đầu hiểu ra rằng cảm nhận về cái đẹp không chỉ xuất phát từ vẻ bề ngoài mà xuất phát từ nội tâm. Hãy dạy cho con bạn điều đó. 10. Tầm quan trọng của lòng biết ơn: Hãy dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này. Trên đây là Một số kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học dành cho ba mẹ trẻ, hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích để các bậc phụ huynh tham khảo và ứng dụng trong hành trình nuôi dạy con đúng cách của mình.  
  • Sức khỏe của bé

    25/12/2020
    Kết quả cân đo lần 2 của các bé
  • Ba mẹ cần biết

    23/12/2020
    TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC LÂM HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ VỀ PHÒNG CHỐNG COVID-19 Kính gửi các bậc phụ huynh! Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID -19 gây ra trong thời điểm này, để phòng ngừa cho trẻ khỏi nhiễm virus ngay tại gia đình cũng là vấn đề các bậc phụ huynh quan tâm. Trường MG Phước Lâm xin hướng dẫn tuyên truyền cách phòng tránh dịch bệnh cho trẻ như sau: - Mở cửa để không khí thông thoáng, nhất là những lúc trời nắng, để ánh nắng mặt trời có thể vào trong phòng. Môi trường ánh nắng cao có thể hạn chế sự lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn. - Duy trì chặt chẽ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ khoáng chất, vitamin, tăng sức đề kháng. - Cần thiết phải vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ tại nhà hay những vị trí như tay nắm cửa, bề mặt kính, mặt bàn, cầu thang, điện thoại,…bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn. - Do thời tiết đang trong mùa đông xuân, khá lạnh và thay đổi thất thường, phụ huynh cũng cần giữ cho trẻ đủ ấm, hạn chế cho các bé ra ngoài vào sáng sớm hay ban đêm và hướng dẫn trẻ biết cách súc miệng bằng nước muối ấm, rửa tay thường xuyên. - Tránh đưa trẻ tới nơi đông người. - Hạn chế các hành động ôm ấp, hôn trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với người lạ. - Khi trẻ có dấu hiệu: Ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở cần đưa ngay tới bệnh viện. Dấu hiệu từ nhẹ tới nặng : Ở trẻ nhỏ khi có biểu hiện ho, khó thở và ít nhất một trong các dấu hiệu như tím tái hoặc chỉ số oxy trong máu <90%, suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực). Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng như: không thể uống/bú được, rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê), co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh”. Sau đây là một số hình ảnh phòng chống bệnh Covid-19, mời các phụ huynh mình cùng tham khảo Rất mong quý phụ huynh lưu tâm!
  • Bổ sung chất dinh dưởng cho trẻ vào mùa đông

    02/02/2018
    Bổ sung chất dinh dưởng cho trẻ vào mùa đông
  • Vì sao trẻ em dưới 3 tuổi không nên xem Tivi

    02/02/2018
    Vì sao trẻ em dưới 3 tuổi không nên xem Tivi
  • Rồn ràng ngày hội trung thu đầu năm học mới

    02/02/2018
    Rồn ràng ngày hội trung thu đầu năm học mới