• Cùng học và chơi cùng các bé nhé ba mẹ!

    03/12/2021
    Hoạt động vừa học vừa chơi tại nhà cùng các bé yêu!
  • Nhà trường phối hợp cùng quý phụ huynh học sinh giúp bé yêu học tập và vui chơi tại nhà trong thời gian phòng chồng dịch Covid-19

    15/11/2021
    Trong thời gian trẻ vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, giáo viên tiếp tục tổ chức hướng dẫn, khuyến khích phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSGD, hỗ trợ trẻ tại nhà như sau: - Giữ mối liên lạc thường xuyên với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ; giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ qua các kênh phù hợp như trang Web của trường hoặc thành lập nhóm trên Zalo, Viber, facebook,... - Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh hiểu một số yêu cầu trong chương trình GDMN được thể hiện thông qua các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội của từng độ tuổi; tuyên truyền để phụ huynh quan tâm theo dõi và hỗ trợ trẻ tại nhà, qua kênh truyền hình: + VTV1 thời gian lúc 20h05 và VTV7 vào các thời gian 9h00, 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. + Giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ; + Giới thiệu đến phụ huynh 20 Video về NDCSGD trẻ đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cung cấp đường link cho phụ huynh cẩm nang hướng dẫn cho phụ huynh về NDCSGD trẻ khi trẻ ở nhà https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mamnon/Pages/Default.aspx?- ItemID =7327
  • Thông báo đến phụ huynh về thời gian trẻ vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp

    12/11/2021
    Trong thời gian trẻ vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, giáo viên tiếp tục tổ chức hướng dẫn, khuyến khích phụ huynh thực hiện tốt công tác NDCSGD, hỗ trợ trẻ tại nhà.
  • Hướng dẫn trẻ rữa tay đúng cách, cùng chung tay đánh bay covid-19!

    19/10/2021
    Trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, trong thời gian này mong phụ huynh hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để phòng bệnh và cùng chung tay đánh bay dịch bệnh COVID-19 nhé! Như chúng ta đã biết: Có rất nhiều vi khuẩn trên đôi bàn tay mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được đặc biệt ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay... Trong quá trình hoạt động hàng ngày, chúng ta thường xuyên va chạm, tiếp xúc với đồ vật và mọi người xung quanh, dẫn đến tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, vi khuẩn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa tay chứa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng hay lây cho người khác qua việc tiếp xúc với đôi bàn tay. Đối với trẻ em, nguy cơ bàn tay bị nhiễm bẩn cao hơn nhiều bởi các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu nên nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tay chân miệng, tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm, covid- 19... Trước tình hình nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và kháng thuốc kháng sinh gia tăng, việc phòng chống bệnh tật trở nên vô cùng quan trọng. Trong đó, thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, trẻ cần được phụ huynh nhắc nhở rửa tay sạch sẽ vào 5 thời điểm quan trọng và theo 6 bước cơ bản sau: * 5 thời điểm rửa tay: - Sau khi trẻ sử dụng nhà vệ sinh. - Sau khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm trên đất, cát. - Sau khi trẻ tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh. - Sau khi trẻ ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay. - Trước khi vào bữa ăn. 6 bước rửa tay cơ bản: - Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau. - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. - Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. - Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. - Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay. => Chú ý: mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
  • Lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ, đảm bảo vệ sinh, cho trẻ uống đủ nước, bổ sung vitamin A và C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ tại nhà.

    19/10/2021
    Tuyên truyền với phụ huynh lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, điều độ, ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo vệ sinh; cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là bổ sung vitamin A, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh ra cộng đồng, để giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Sau đây trường xin chia sẻ với các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng để đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các bậc phụ huynh cần trang bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học và đúng cách. I. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non 1. Thực phẩm tinh bột Nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu hàng ngày cho trẻ là cơm. Tuy nhiên ngoài cơm, bạn có thể bổ sung những thức ăn từ bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, mì ống…Để tránh tình trạng trẻ nhàm chán, biếng ăn, bạn có thể thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày của trẻ. 2. Thực phẩm giàu protein Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa hay các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho trẻ. Trẻ cần ăn một ngày 2 bữa đầy đủ đạm. 3. Thực phẩm chứa chất béo có lợi Chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp chất béo cần thiết cho quá trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Theo các chuyên gia, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo trong những năm đầu đời. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không thể nào thiếu dầu, thịt, bơ, sữa, phomai… 4. Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa là nguồn thực phẩm rất quen thuộc và dường như không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa giàu canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não của trẻ. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngoài ra váng sữa, phô mai, sữa chua cũng là những nguồn bổ sung vitamin D cực kỳ tốt cho bé. Tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng cung cấp vitamin D. Chúng ta cần xem rõ nhãn mác, nguồn gốc và thành phần của sản phẩm. 5. Hoa quả và rau xanh Trẻ nhỏ cần ăn nhiều rau, củ để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ Không phải trẻ nào cũng thích ăn rau, củ, quả. Tuy nhiên đây là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Hoa quả và rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả còn giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh. Ví dụ: vitamin C có trong cam, quýt, ổi giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh xa các bệnh cảm, cúm thông thường; vitamin A có trong cà rốt, cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt… 6. Đồ uống cho trẻ Theo các chuyên gia, ở độ tuổi mầm non trẻ có uống 6 ly nước mỗi ngày, để tránh tình trạng mất nước ở trẻ. Đối với các bé vận động nhiều có thể bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh tình trạng thiếu nước và lượng nước có thể có trong các loại canh trong bữa ăn và các loại nước ép trái cây.
  • Nhà trường duy trì hoạt động kết nối với phụ huynh khi trẻ tạm ngưng đến trường vì dịch Covid-19.

    11/10/2021
    Trong giai đoạn dịch bệnh Covid- 19 có diễn biến phức tạp, khi nhiều cấp học triển khai dạy và học online thì các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) không tổ chức dạy học trực tuyến mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ tại nhà; đồng thời duy trì các hoạt động kết nối đối với trẻ Năm học 2021-2022, GDMN tập trung đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Dù không được đến trường, không học trực tuyến nhưng trẻ mầm non vẫn có cảm giác ấm áp bên bạn bè, cô giáo và được học tập mỗi ngày qua các hoạt động kết nối khoa học, bài bản theo đúng chương trình. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021- 2022 đối với GDMN của Bộ GD&ĐT nêu rõ: Thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu của chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở GDMN tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đảm bảo mục tiêu, kết quả mong đợi quy định tại chương trình GDMN, phù hợp với điều kiện và bối cảnh phòng, chống dịch; định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Không dạy trực tuyến cho trẻ mầm non mà duy trì hoạt động kết nối với cha mẹ để chăm sóc trẻ tại nhà trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp Cụ thể, trong thời gian trẻ em chưa đến trường, các cơ sở nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua zalo, youtube... giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà; phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp. Nhà trường xin giới thiệu 20 Video về NDCSGD trẻ đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cung cấp đường link cho phụ huynh cẩm nang hướng dẫn cho phụ huynh về NDCSGD trẻ khi trẻ ở nhà https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mamnon/Pages/Default.aspx?- ItemID =7327. Tuy không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non nhưng cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp; tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về giáo dục. Riêng với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động bổ ích. Thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở đã có văn bản gửi các nhà trường về nội dung, tinh thần như trên và qua kiểm tra, báo cáo, các cơ sở GDMN đã thực hiện rất nghiêm túc mọi nội dung.
  • Cùng bé yêu học tập và vui chơi tại nhà.

    11/10/2021
    Do tình hình dịch bệnh Covid -19 còn diễn biến phức tạp, trẻ chưa đến trường học trực tiếp, nên giáo viên khuyến khích phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, phụ huynh quan tâm theo dõi và hỗ trợ trẻ tại nhà, qua kênh truyền hình: + VTV1 thời gian lúc 20h05 và VTV7 vào các thời gian 9h00, 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. + Giáo viên xin giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ. + Phụ huynh vui lòng ôn số lượng từ 1 đến 5 cho bé thông qua địa chỉ nguồn video: https://www.youtube.com/watch?v=W-vksh2NnEg Xin cảm ơn phụ huynh học sinh!