Trường Mẫu giáo Phước Lâm

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH THÁNG 04

TRƯỜNG MG PHƯỚC LÂM

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  Phước Lâm, ngày  tháng 04 năm 2023
 
TUYÊN TRUYỀN BỆNH  TRẺ TẠI GIA ĐÌNH
 
          Nhằm tăng cường công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường  mầm non, và giúp các bậc phụ huynh có những kiến cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho các cháu, phòng dịch bệnh; giáo viên chủ nhiệm lớp Chồi 1 phối hợp với cha mẹ học sinh để thực hiện tuyên truyền kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ hàng tháng trong năm học 2022 - 2023, kế hoạch tuyên truyền được thực hiện với nội dung cụ thể như sau:
 
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 04: PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
          I. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
          Trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.
          Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong mùa hè:
  1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
  3. Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng…
  4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
  5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
  6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
  7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm.
          Các bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:
         Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.
         Bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân. Thường độc tố độc thịt có trong đồ hộp thịt và các sản phẩm thịt, trong sản phẩm rau quả chế biến bị nhiễm Clostridium botulinum từ các môi trường đất, nước, trong ruột động vật như cá, gia súc, trong ruột người, trong thịt, rau quả...
         Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lỵ do Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...
         Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh….
         Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
         Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:
            * Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn
         1. Chọn thực phẩm an toàn.
         2. Nấu kĩ thức ăn.
         3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chin.
         4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn.
         5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.
         6. Không để lẫn thực phẩm sống và chin.
         7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.
         8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
         9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.
         10. Sử dụng nguồn nước sạch.
              Xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
         Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:
         - Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
         - Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
         - Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
         - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
         II. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
         
Thông qua bảng tuyên truyền tại lớp và nhóm zalo lớp và trang Wed trường.