Trường Mẫu giáo Phước Lâm

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH THÁNG 01

 
TRƯỜNG MG PHƯỚC LÂM
LỚP CHỒI 1
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  Phước Lâm, ngày 03 tháng 01 năm 2023
 
              BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 01: BỆNH RUBELLA
                * NỘI DUNG BÀI TUYÊN TRUYỀN
I. Bệnh Rubella là gì?
Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do vi-rút rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch. Hội chứng rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh. 
1. Những ai có thể mắc bệnh này?
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Rubella, trong đó đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Những người đã bị Rubella lúc còn nhỏ được miễn dịch, không bị nhiễm bệnh lại.
2. Bệnh Rubella có nguy hiểm không?
Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá nghiêm trọng do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…
3. Nguyên nhân lây bệnh Rubella?
- Bệnh rubella lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh trở thành nguồn lây sau 5 đến 7 ngày kể từ khi vi rút xâm nhập vào cơ thể người mẹ, nếu người bệnh là phụ nữ có thai trong thời gian này có thể truyền vi rút sang thai nhi.
- Người bị nhiễm vi rút có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên vi rút có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày.
- Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây truyền vi rút trong khoảng thời gian một năm hoặc hơn.
Điều kiện thuận lợi để bệnh Rubella lan rộng là: Điều kiện sống chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu điều kiện vệ sinh (nhà trọ, ký túc xá…..). Người bị bệnh Rubella có thể lây truyền bệnh cho người khác một tuần trước khi phát ban và từ 1 đến 2 tuần sau khi ban đã lặn hết.
II. Những triệu chứng khác của rubella (thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn) có thể là:
- Đau đầu
- Ăn mất ngon - Viêm màng kết nhẹ
- Sổ mũi và nghẹt mũi
- Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể
- Đau và sưng khớp (đặc biệt ở thiếu nữ). Tuy nhiên, nhiều người bị rubella lại không có hoặc có ít triệu chứng bệnh.
- Khi rubella xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với bào thai. Trẻ bị nhiễm vi-rút rubella trước khi chào đời dễ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách, tuỷ xương.
III. Chăm sóc bệnh nhân Rubella như thế nào?
- Bệnh Rubella là một bệnh lành tính, không có biến chứng nguy hiểm nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng:
- Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.
- Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và súc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%.
- Nếu nhức đầu nhiều hoặc đau khớp có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau.
- Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé.
IV. Làm thế nào để phòng tránh bệnh Rubella?
-  Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho người khác.
* Cách ly người bệnh:
- Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát bệnh (phát ban) cho đến 7 ngày sau khi phát ban (trẻ em nên nghỉ học, người lớn nên nghỉ làm).
- Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).
* Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
* Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
* Tiêm chủng vắc xin: Vắc-xin phòng bệnh Rubella thông dụng hiện nay là loại vắc-xin MMR (Measle, Mumps, Rubella) phòng ngừa cho cả 3 bệnh Sởi, Quai bị, Rubella.         
* HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
- Thông qua bảng tuyên truyền và trang web của trường.